Cho đến bây giờ, tôi
vẫn ngưỡng mộ những người cộng sản thuộc thế hệ thứ nhất, những người vào đảng
và tham gia cách mạng trước khi Việt Nam độc lập. Tôi vẫn tin họ là những người
tốt. Tốt theo ba nghĩa: yêu nước, có lý tưởng và can đảm. Xin đừng quên: thời
Pháp thuộc, tương lai của mọi cuộc cách mạng đều mù mịt. Dấn thân vào cách mạng,
bất cứ là thứ cách mạng nào, cũng có nghĩa là dấn thân vào một cuộc phiêu lưu
đầy bất trắc. Số người bị bắt bớ, bị tù đày và bị giết chết nhiều vô kể. Vậy mà
họ vẫn sẵn sàng đem chính mạng sống của mình, và đôi khi, của cả gia đình mình,
để thế chấp cho một tương lai hoàn toàn vô định. So với những người muốn sống
một cách an thân, họ, dù sao, cũng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, sau khi ngưỡng mộ, điều khiến tôi không ngớt băn
khoăn là: tại sao, chỉ một thời gian ngắn sau khi có chút quyền lực, họ lại biến
chất nhanh đến vậy?
Biến chất về nhận thức: Từ những người tin tưởng nhiệt thành vào
quy luật vận động của lịch sử, họ lại muốn quay ngược lịch sử trở lại thời kỳ
trung cổ với những ràng buộc và hạn chế khắc nghiệt chỉ có mục
đích duy nhất là kiềm hãm sự phát triển của trí tuệ, và từ đó, của lịch sử. Tại
sao?
Biến chất về lý tưởng: Từ những người sẵn sàng hy sinh để tranh
đấu cho tự do, họ lại cố hết sức để thiết lập một chế độ toàn trị chà đạp lên
mọi thứ quyền tự do căn bản của con người, từ tự do tư tưởng đến tự do ngôn
luận, từ tự do tôn giáo đến tự do chính trị. Tại sao?
Biến chất về đạo đức: Từ những người phẫn nộ trước tội ác của
thực dân họ lại trở thành những đao phủ không gớm tay trong việc giết chết và
đày đoạ hàng triệu đồng bào của chính mình trong các cuộc chỉnh huấn, cải cách
ruộng đất, đánh tư sản mại bản, chống xét lại và những cái gọi là diệt tề, diệt
nguỵ. Tại sao?
Biến chất về nhân cách: Từ những anh hùng theo đuổi những lý
tưởng cao cả, họ biến thành những kẻ độc đoán, quỷ quyệt, thâm hiểm, xảo trá, và
thật lạ lùng, biến thành con giun con dế trước lãnh tụ, nói như
Nguyễn Bính, “Con quỳ trước Bác mênh mông / Tội nhiều chẳng dám ngẩng trông Cha
già”. Tại sao?
Mà không phải chỉ có cộng sản Việt Nam. Cộng sản ở đâu cũng thế.
Cũng bị biến chất về lý tưởng và đạo đức. Ở đâu, thoạt kỳ thuỷ, họ cũng là những
người yêu nước, có lý tưởng và can đảm. Và ở đâu, sau khi cầm quyền, họ cũng trở
thành những tên sát thủ hàng đầu của thế kỷ. Hơn cả Nazi và phát xít. Trong cuốn
“The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression” do Harvard University
Press xuất bản năm 1999, Martin Malia cho rằng so với các cuộc tàn sát chính trị
của cộng sản, việc giết người của Đức Quốc Xã trở thành nhỏ bé: tổng số nạn nhân
của Đức Quốc Xã là khoảng 25 triệu, trong khi đó, tổng số nạn nhân của cộng sản
trên khắp thế giới là từ khoảng từ 85 đến 100 triệu người (tr. x-xi).
Giết người nhiều hơn chủ yếu là vì thời gian cầm quyền lâu hơn,
nhưng bản chất của chủ nghĩa cộng sản và Đức Quốc Xã, như Hannah Arendt phân
tích trong cuốn “Origins of Totalitarianism” (1958): cả hai đều tàn sát thẳng
tay nạn nhân không phải vì những gì họ LÀM mà là vì những gì họ LÀ. Trước, chế
độ phong kiến cũng như chế độ thực dân đều vô cùng tàn bạo nhưng hầu hết họ đều
chỉ tàn sát với những người chống đối lại họ. Với Đức Quốc Xã và cộng sản thì
không. Đức Quốc Xã thì tìm cách huỷ diệt mọi người Do Thái, bất kể già hay trẻ,
nam hay nữ, thân Đức hay không thân Đức; chế độ cộng sản thì nhắm chủ yếu vào
thành phần giai cấp (tư sản và địa chủ) và thành phần chính trị (địch / tề /
nguỵ), riêng trong trường hợp của Liên Xô trước đây, họ còn nhắm vào yếu tố
chủng tộc nữa.
Giết người vì cái họ LÀ tàn bạo hơn việc giết người vì cái họ
LÀM ở chỗ: Nó không cần những lý do cụ thể và cũng không gắn liền với sự thù hận
nào cả. Hay đúng hơn, sự thù hận của họ không xuất phát từ những kinh nghiệm trù
dập thông thường mà chủ yếu xuất phát từ quan niệm phân loại địch/ta và chủ yếu
được củng cố từ bộ máy tuyên truyền. Ở đây, nạn nhân bị trừu tượng hoá. Bị trừu
tượng hoá, họ không còn là con người. Họ chỉ còn là một nhãn hiệu: địa chủ / tư
sản / địch / nguỵ / phản động / Việt gian / bán nước / tay sai, v.v… Giết người,
do đó, biến thành một việc giết chữ. Giết chữ không thuộc phạm trù nhân đạo. Do
đó, những tên sát nhân, sau khi xả súng vào một kẻ bị xem là phản cách mạng, vẫn
cảm thấy thanh thản. Vẫn chưa hết. Sau khi bị “nhãn hiệu hoá”, kẻ thù còn bị thú
vật hoá với những hình ảnh như sài lang, chó sói, rắn độc, v.v… Giết kẻ thù, do
đó, chỉ là giết những con vật, thậm chí, những con vật đáng ghê tởm: không những
không xúc động, những kẻ sát nhân còn có thể cảm thấy tự hào nữa là
khác.
Sống trong môi trường tuyên truyền như vậy, một lúc nào đó,
người ta đánh mất cả lòng trắc ẩn.
Không những bào mòn lòng nhân đạo, các chế độ toàn trị, từ Đức
Quốc Xã đến cộng sản, đều tìm cách che mờ lý trí của con người. Đúng hơn, họ chỉ
cho phép phát triển một loại lý trí: lý trí công cụ (instrumental reason) và
triệt tiêu loại lý trí phê phán (critical reason). Loại lý trí phê phán không
ngừng đặt vấn đề, lật ngược vấn đề, cổ vũ sự hoài nghi, do đó, khuyến khích sự
nổi loạn, có khuynh hướng chống lại mọi sự độc tài. Loại lý trí công cụ, ngược
lại, ngoan ngoãn chấp hành mọi mệnh lệnh, không một chút thắc mắc: vấn đề duy
nhất nó quan tâm là làm sao thực hiện mệnh lệnh một cách nhanh chóng và có hiệu
quả nhất.
Ví dụ: nhận lệnh đấu tố các địa chủ, người có lý trí sẽ đặt vấn
đề: địa chủ là gì? Các địa chủ ấy có tội gì? Tội ấy có thật hay không? Làm thế
nào để biết là thực hay không? Điều tra? Ai sẽ điều tra? Làm thế nào để bảo đảm
sự công minh trong điều tra? Cuối cùng, nếu họ thực có tội thì tội ấy có đáng
chết hay không? v.v.. Người có lý trí công cụ thì khác. Hắn chỉ băn khoăn một
điều: làm cách nào để giết địa chủ càng nhiều càng tốt. Hắn sẽ dựng cảnh để đấu
tố, sẽ nghĩ ra những cách giết người dã man nhất. Dùng súng bắn ư? Nhanh quá!
Lấy dao chém ư? Cũng nhanh quá! Hắn nảy ra sáng kiến: chôn sống hoặc chỉ chôn
đến ngang cổ rồi cho trâu bò kéo cày ngang qua, phạt đứt cổ, v.v…
Chính loại lý trí công cụ ấy đã dẫn đến Holocaust, các lò thiêu
giết người hàng loạt của Đức Quốc Xã và các trại tập trung cải tạo ở Liên Xô
cũng như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.
Trong các nước xã hội chủ nghĩa ấy, có Việt Nam.
Ừ, thì biết thế nhưng tôi vẫn không ngớt băn khoăn.
Trong bài “Tại sao họ bị biến chất nhanh
thế?”, tôi ngạc nhiên về sự biến chất trong nhận thức,
lý tưởng, đạo đức và nhân cách của những người cộng sản thuộc thế hệ thứ nhất.
Trong những lúc chuyện trò, bạn bè tôi, nhất là những người đi du học trước năm
1975, còn bày tỏ một ngạc nhiên khác: Không hiểu sao khả năng tuyên truyền của
cộng sản lại sút giảm nhanh chóng đến thế?
Một nhận định như thế bao hàm một sự so sánh: sự tuyên truyền của họ trước 1975 thì giỏi, sau đó thì kém. Trước 1975, tôi còn khá nhỏ, lại chẳng bao giờ để ý đến chính trị, nên thành thực mà nói, không thể đánh giá được nhận định ấy một cách chính xác được. Nhưng cũng thành thực mà nói, tôi tin đó là sự thật. Không tuyên truyền giỏi, họ không thể lôi kéo được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trên thế giới như thế, không thể chinh phục được rất nhiều trí thức lớn, kể cả những trí thức thuộc loại lớn nhất của thời đại, từ Jean-Paul Sartre ở Pháp đến Bertrand Russell ở Anh và Susan Sontag ở Mỹ như thế. Nói chuyện với nhiều trí thức Úc, ở vào thời điểm này, 35 năm sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, tôi vẫn bắt gặp thấp thoáng đâu đó chút nuối tiếc đối với những huyền thoại từ Việt Nam mà một thời họ từng ngưỡng mộ.
Nhiều người Việt Nam sống ở hải ngoại trước năm 1975 kể: mỗi lần nghe một cán bộ từ miền Bắc sang nói chuyện, khán giả như ngây ngất, có thể nói bị mê hoặc, thấy con đường cách mạng tuy gian khổ nhưng tràn đầy ánh sáng và vinh quang: với nó, người ta sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả sự nghiệp và tính mạng. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều Việt kiều ở khắp nơi, từ Pháp đến Thái Lan, ùn ùn về miền Bắc chịu cực chịu khổ, thậm chí, chịu nhục suốt một thời gian dài.
Vậy mà, bây giờ, mọi sự khác hẳn.
Khác, ở cấp vĩ mô: Dường như cả guồng máy tuyên truyền bị đổ vỡ, không thể nhận ra bất cứ một chính sách hay một luận điểm gì có chút thuyết phục. Khác, ở cấp vi mô: Dường như khả năng hùng biện của các cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, cũng bị đánh mất: mỗi lần họ mở miệng là người ta lại thấy buồn cười. Gần đây, mỗi cuối năm, giới báo chí phi chính thống, chủ yếu là các blogger, thường sưu tập các câu nói “ấn tượng” nhất trong năm: Hầu hết đó là những câu nói ngu xuẩn từ cấp lãnh đạo. Nếu tiếp tục việc làm ấy ở quy mô rộng hơn, không chừng chúng ta sẽ có một bộ sưu tầm cực kỳ đồ sộ để lại cho hậu thế.
Tại sao lại có sự thay đổi lạ lùng như vậy? Tại sao những con người vốn được xem là nói hay bây giờ lại nói năng dở; không những dở mà còn dở hơi, đến như vậy?
Tại sao?
Lý do, nghĩ cho cùng, thật ra, khá đơn giản. Trước, sự tuyên truyền của cộng sản chủ yếu dựa trên huyền thoại, trong đó có hai huyền thoại chính: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Hai huyền thoại ấy gắn liền với hai lý tưởng phổ quát của nhân loại từ xưa đến nay: độc lập và bình đẳng. Ai cũng mơ độc lập và bình đẳng. Nhưng chưa ai thấy được một sự độc lập và bình đẳng trọn vẹn. Những giấc mơ ấy thật đẹp nhưng cũng thật xa vời. Xa, nên chúng không thể được kiểm chứng. Những huyền thoại được xây dựng trên những giấc mơ không được kiểm chứng vượt ra ngoài sự thách thức của lý trí phê phán, do đó, ngay cả những trí thức nhiều hoài nghi nhất cũng có thể dễ dàng bị khuất phục. Người ta tin theo huyền thoại như theo đuổi một tương lai, ở đó, mọi sự phán đoán và đánh giá đều bị trì hoãn hoặc tạm trì hoãn.
Nhưng trì hoãn đến mấy thì nó cũng có giới hạn. Giới hạn ấy là ngày 30 tháng 4, 1975. Từ thời điểm ấy, giấc mộng giải phóng dân tộc đã hoàn tất và giấc mộng giải phóng giai cấp đã bắt đầu thành hiện thực. Không còn lý do gì để trì hoãn được nữa. Người ta không thể viện dẫn một tương lai xa xôi nào để thoái thác trách nhiệm đối với hiện tại được nữa. Nhưng khi không còn bám víu vào một tương lai xa xôi và vô định, huyền thoại tự động sẽ tan vỡ. Nó chỉ còn là những hiện thực trần trụi. Hiện thực ấy lại nham nhở đến độ mọi sự khen ngợi đều trở thành lố bịch và mọi sự bào chữa đều trở thành ngu xuẩn.
Lý do thứ hai, cũng gắn liền với huyền thoại là sự tin tưởng. Trước, có thể chính những người lãnh đạo đảng cộng sản cũng tin tưởng vào những lý tưởng mà họ theo đuổi. Sự tin tưởng ấy thổi lửa vào lý luận của họ và vào cả giọng nói của họ nữa. Biến họ thành những nhà hùng biện sôi nổi và nồng nhiệt. Bây giờ, huyền thoại đã đổ, không phải đổ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới, không ai còn có được sự nhiệt tình hôi hổi như trước kia. Mà nếu có, trong hoàn cảnh hiện nay, một sự nhiệt thành như thế rất dễ bị xem là biểu hiện của sự trì độn. Nó càng mất sức thuyết phục.
Lý do thứ ba, để tuyên truyền có hiệu quả, người ta cần có khoảng cách. Bụt, muốn thiêng, phải ở chùa xa. Càng xa càng tốt. Trước 1975, miền Bắc là một xã hội hoàn toàn khép kín. Trên thế giới, không mấy người biết nó thực sự ra sao cả. Người ta chỉ nghe nói. Và tưởng tượng. Ngay chính ở miền Bắc, dân chúng cũng không mấy người biết lãnh tụ của họ thực sự ra sao cả. Chỉ lâu lâu, thật hoạ hoằn, mới thấy lướt qua đâu đó. Những điều họ biết về lãnh tụ của họ cũng chỉ là những điều mà họ nghe nói. Và tưởng tượng thêm. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội lại càng xa vời. Nó ở đâu đó trong những giấc mơ. Điều người ta thấy trước mắt chỉ là một “thời kỳ quá độ”. Sau này, với sự phát triển của xã hội và truyền thông, người ta không thể bưng bít sự thực mãi được. Những ung thối trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa phát triển trên thế giới bị phơi bày công khai. Hình ảnh và lời ăn tiếng nói của giới lãnh đạo cũng bị phơi bày trên tivi hoặc trên YouTube. Ai cũng thấy. Cái thấy ấy xoá nhoà mọi khoảng cách, bóp chết mọi cơ hội để huyền thoại nảy nở. Đó là lý do tại sao có lần tôi cho chính YouTube sẽ lần lượt treo cổ các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Lý do thứ tư là chính bản thân giới lãnh đạo cộng sản tự ý từ bỏ con đường tuyên truyền rất sớm. Họ chỉ nỗ lực tuyên truyền khi họ chưa có quyền lực. Nắm được chính quyền rồi, người ta bỏ ngay mọi nỗ lực tuyên truyền để chuyển sang nhồi sọ. Tuyên truyền và nhồi sọ sử dụng các phương tiện giống nhau, từ truyền thông đến giáo dục. Nhưng trong khi tuyên truyền nhắm đến sự khai sáng và thuyết phục, nhồi sọ chỉ nhắm đến việc là mê muội và thần phục – thần phục một cách mê muội. Tuyên truyền có thể đi đôi với lý trí phê phán (critical reason), trong khi nhồi sọ thì triệt tiêu hẳn loại lý trí ấy, và chỉ cho phép loại lý trí công cụ (instrumental reason) được phát triển mà thôi. Được nuôi dưỡng trong môi trường văn hoá nhồi sọ như thế, chính các cán bộ lãnh đạo cũng mất dần khả năng thuyết phục, nghĩa là khả năng tuyên truyền.
Từ đó, chúng ta dễ thấy thêm lý do thứ năm này nữa: khả năng. Gần đây, nhiều người hay nói đến nhu cầu phát triển “quan trí”: Theo họ, vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải là dân trí: Dân trí Việt Nam đã phát triển khá cao. Nhiều người được học hành tử tế. Một số khá đông được học hành ở ngoại quốc. Số khác, nếu không được du học hoặc du lịch thì cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận các thông tin mới trên thế giới. Vấn đề, theo họ, là ở trình độ giới lãnh đạo, tức “quan trí”: Nó quá thấp.
Trong hoàn cảnh và với những con người như vậy, chuyện nói dở và tuyên truyền dở là chuyện…chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên cả!
Một nhận định như thế bao hàm một sự so sánh: sự tuyên truyền của họ trước 1975 thì giỏi, sau đó thì kém. Trước 1975, tôi còn khá nhỏ, lại chẳng bao giờ để ý đến chính trị, nên thành thực mà nói, không thể đánh giá được nhận định ấy một cách chính xác được. Nhưng cũng thành thực mà nói, tôi tin đó là sự thật. Không tuyên truyền giỏi, họ không thể lôi kéo được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng trên thế giới như thế, không thể chinh phục được rất nhiều trí thức lớn, kể cả những trí thức thuộc loại lớn nhất của thời đại, từ Jean-Paul Sartre ở Pháp đến Bertrand Russell ở Anh và Susan Sontag ở Mỹ như thế. Nói chuyện với nhiều trí thức Úc, ở vào thời điểm này, 35 năm sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, tôi vẫn bắt gặp thấp thoáng đâu đó chút nuối tiếc đối với những huyền thoại từ Việt Nam mà một thời họ từng ngưỡng mộ.
Nhiều người Việt Nam sống ở hải ngoại trước năm 1975 kể: mỗi lần nghe một cán bộ từ miền Bắc sang nói chuyện, khán giả như ngây ngất, có thể nói bị mê hoặc, thấy con đường cách mạng tuy gian khổ nhưng tràn đầy ánh sáng và vinh quang: với nó, người ta sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả sự nghiệp và tính mạng. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều Việt kiều ở khắp nơi, từ Pháp đến Thái Lan, ùn ùn về miền Bắc chịu cực chịu khổ, thậm chí, chịu nhục suốt một thời gian dài.
Vậy mà, bây giờ, mọi sự khác hẳn.
Khác, ở cấp vĩ mô: Dường như cả guồng máy tuyên truyền bị đổ vỡ, không thể nhận ra bất cứ một chính sách hay một luận điểm gì có chút thuyết phục. Khác, ở cấp vi mô: Dường như khả năng hùng biện của các cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp, cũng bị đánh mất: mỗi lần họ mở miệng là người ta lại thấy buồn cười. Gần đây, mỗi cuối năm, giới báo chí phi chính thống, chủ yếu là các blogger, thường sưu tập các câu nói “ấn tượng” nhất trong năm: Hầu hết đó là những câu nói ngu xuẩn từ cấp lãnh đạo. Nếu tiếp tục việc làm ấy ở quy mô rộng hơn, không chừng chúng ta sẽ có một bộ sưu tầm cực kỳ đồ sộ để lại cho hậu thế.
Tại sao lại có sự thay đổi lạ lùng như vậy? Tại sao những con người vốn được xem là nói hay bây giờ lại nói năng dở; không những dở mà còn dở hơi, đến như vậy?
Tại sao?
Lý do, nghĩ cho cùng, thật ra, khá đơn giản. Trước, sự tuyên truyền của cộng sản chủ yếu dựa trên huyền thoại, trong đó có hai huyền thoại chính: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Hai huyền thoại ấy gắn liền với hai lý tưởng phổ quát của nhân loại từ xưa đến nay: độc lập và bình đẳng. Ai cũng mơ độc lập và bình đẳng. Nhưng chưa ai thấy được một sự độc lập và bình đẳng trọn vẹn. Những giấc mơ ấy thật đẹp nhưng cũng thật xa vời. Xa, nên chúng không thể được kiểm chứng. Những huyền thoại được xây dựng trên những giấc mơ không được kiểm chứng vượt ra ngoài sự thách thức của lý trí phê phán, do đó, ngay cả những trí thức nhiều hoài nghi nhất cũng có thể dễ dàng bị khuất phục. Người ta tin theo huyền thoại như theo đuổi một tương lai, ở đó, mọi sự phán đoán và đánh giá đều bị trì hoãn hoặc tạm trì hoãn.
Nhưng trì hoãn đến mấy thì nó cũng có giới hạn. Giới hạn ấy là ngày 30 tháng 4, 1975. Từ thời điểm ấy, giấc mộng giải phóng dân tộc đã hoàn tất và giấc mộng giải phóng giai cấp đã bắt đầu thành hiện thực. Không còn lý do gì để trì hoãn được nữa. Người ta không thể viện dẫn một tương lai xa xôi nào để thoái thác trách nhiệm đối với hiện tại được nữa. Nhưng khi không còn bám víu vào một tương lai xa xôi và vô định, huyền thoại tự động sẽ tan vỡ. Nó chỉ còn là những hiện thực trần trụi. Hiện thực ấy lại nham nhở đến độ mọi sự khen ngợi đều trở thành lố bịch và mọi sự bào chữa đều trở thành ngu xuẩn.
Lý do thứ hai, cũng gắn liền với huyền thoại là sự tin tưởng. Trước, có thể chính những người lãnh đạo đảng cộng sản cũng tin tưởng vào những lý tưởng mà họ theo đuổi. Sự tin tưởng ấy thổi lửa vào lý luận của họ và vào cả giọng nói của họ nữa. Biến họ thành những nhà hùng biện sôi nổi và nồng nhiệt. Bây giờ, huyền thoại đã đổ, không phải đổ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới, không ai còn có được sự nhiệt tình hôi hổi như trước kia. Mà nếu có, trong hoàn cảnh hiện nay, một sự nhiệt thành như thế rất dễ bị xem là biểu hiện của sự trì độn. Nó càng mất sức thuyết phục.
Lý do thứ ba, để tuyên truyền có hiệu quả, người ta cần có khoảng cách. Bụt, muốn thiêng, phải ở chùa xa. Càng xa càng tốt. Trước 1975, miền Bắc là một xã hội hoàn toàn khép kín. Trên thế giới, không mấy người biết nó thực sự ra sao cả. Người ta chỉ nghe nói. Và tưởng tượng. Ngay chính ở miền Bắc, dân chúng cũng không mấy người biết lãnh tụ của họ thực sự ra sao cả. Chỉ lâu lâu, thật hoạ hoằn, mới thấy lướt qua đâu đó. Những điều họ biết về lãnh tụ của họ cũng chỉ là những điều mà họ nghe nói. Và tưởng tượng thêm. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội lại càng xa vời. Nó ở đâu đó trong những giấc mơ. Điều người ta thấy trước mắt chỉ là một “thời kỳ quá độ”. Sau này, với sự phát triển của xã hội và truyền thông, người ta không thể bưng bít sự thực mãi được. Những ung thối trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa phát triển trên thế giới bị phơi bày công khai. Hình ảnh và lời ăn tiếng nói của giới lãnh đạo cũng bị phơi bày trên tivi hoặc trên YouTube. Ai cũng thấy. Cái thấy ấy xoá nhoà mọi khoảng cách, bóp chết mọi cơ hội để huyền thoại nảy nở. Đó là lý do tại sao có lần tôi cho chính YouTube sẽ lần lượt treo cổ các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Lý do thứ tư là chính bản thân giới lãnh đạo cộng sản tự ý từ bỏ con đường tuyên truyền rất sớm. Họ chỉ nỗ lực tuyên truyền khi họ chưa có quyền lực. Nắm được chính quyền rồi, người ta bỏ ngay mọi nỗ lực tuyên truyền để chuyển sang nhồi sọ. Tuyên truyền và nhồi sọ sử dụng các phương tiện giống nhau, từ truyền thông đến giáo dục. Nhưng trong khi tuyên truyền nhắm đến sự khai sáng và thuyết phục, nhồi sọ chỉ nhắm đến việc là mê muội và thần phục – thần phục một cách mê muội. Tuyên truyền có thể đi đôi với lý trí phê phán (critical reason), trong khi nhồi sọ thì triệt tiêu hẳn loại lý trí ấy, và chỉ cho phép loại lý trí công cụ (instrumental reason) được phát triển mà thôi. Được nuôi dưỡng trong môi trường văn hoá nhồi sọ như thế, chính các cán bộ lãnh đạo cũng mất dần khả năng thuyết phục, nghĩa là khả năng tuyên truyền.
Từ đó, chúng ta dễ thấy thêm lý do thứ năm này nữa: khả năng. Gần đây, nhiều người hay nói đến nhu cầu phát triển “quan trí”: Theo họ, vấn đề của Việt Nam hiện nay không phải là dân trí: Dân trí Việt Nam đã phát triển khá cao. Nhiều người được học hành tử tế. Một số khá đông được học hành ở ngoại quốc. Số khác, nếu không được du học hoặc du lịch thì cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận các thông tin mới trên thế giới. Vấn đề, theo họ, là ở trình độ giới lãnh đạo, tức “quan trí”: Nó quá thấp.
Trong hoàn cảnh và với những con người như vậy, chuyện nói dở và tuyên truyền dở là chuyện…chẳng có gì đáng phải ngạc nhiên cả!
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét