Nước Vệ đề cao tính nghiêm minh của pháp luật, xử án công bằng khiến
nhân tâm yên ổn. Mọi người, mọi nhà cứ theo luật mà chấp hành. Quan lại
chiểu theo luật pháp triều đình đã ban hành mà xử. Trên công đường chưa
bao giờ có tiếng oán than sau khi quan kết tội.
Bao Thanh Thiên có lần nói với thuộc hạ:
- Pháp luật chặt chẽ như nước Vệ, người như ta sang đấy chả có việc mà làm.
Cháu tám đời của Hàn Phi Tử tên là Chính nghe thấy đồn vậy, cất công sang Vệ để tìm hiểu về bổ sung sách cho Hàn. Chính xin làm chân thư ký tòa hình ở thành Nội để học hỏi các quan lại nước Vệ xử án. Hôm đầu tòa xử một quan chức phạm tội tham nhũng. Quan chánh án nói trước công đường:
- Pháp luật nước Vệ vốn có tính nhân đạo, nhằm giáo dục con người phạm lỗi sửa đổi chứ không nặng về trừng phạt. Xét thấy bị cáo có trình độ, kiến thức. Làm việc triều đình lâu năm, thân nhân tốt chưa vi phạm pháp luật lần nào. Sau khi cân nhắc tòa tuyên án bị cáo phải nhận mức án cảnh cáo và 30 tháng thử thách.
Bị cáo cúi đầu lạy tạ, hoan hỉ cùng thân nhân ra vẻ. Chính chép trong sổ riêng của mình rằng:
- Người Vệ học cái nhân nghĩa của đạo Khổng, xử luật lấy cái tình người làm trọng. Dân chúng vì thế mà cảm phục triều đình. Mọi sự trở nên hài hòa, êm ấm.
Hai tháng sau lại có kẻ làm quan, trót phạm như vậy. Quan chánh án trước công đường phán rằng:
- Bị cáo đã được triều đình đào tạo trở thành kẻ có kiến thức, đáng ra phải hiểu biết pháp luật hơn người khác. Thế nhưng y lại cố tình phạm tội. Cần phải trừng trị để giáo dục làm gương cho kẻ khác. Phải xử thật nghiêm khắc để người dân thấy rõ tính nghiêm minh của pháp luật. Sau khi cân nhắc tòa tuyên án tịch thu tài sản sung công quỹ, phạt 30 tháng tù giam.
Bị cáo xanh xám mặt mày, run rẩy tâm phục, khẩu phục nhận tội.
Chính chép trong sổ tay:
- Pháp luật nước Vệ có tính pháp trị như Hàn Gia nói ''Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".
Chính nói ý mình thêm rằng:
Bao Thanh Thiên có lần nói với thuộc hạ:
- Pháp luật chặt chẽ như nước Vệ, người như ta sang đấy chả có việc mà làm.
Cháu tám đời của Hàn Phi Tử tên là Chính nghe thấy đồn vậy, cất công sang Vệ để tìm hiểu về bổ sung sách cho Hàn. Chính xin làm chân thư ký tòa hình ở thành Nội để học hỏi các quan lại nước Vệ xử án. Hôm đầu tòa xử một quan chức phạm tội tham nhũng. Quan chánh án nói trước công đường:
- Pháp luật nước Vệ vốn có tính nhân đạo, nhằm giáo dục con người phạm lỗi sửa đổi chứ không nặng về trừng phạt. Xét thấy bị cáo có trình độ, kiến thức. Làm việc triều đình lâu năm, thân nhân tốt chưa vi phạm pháp luật lần nào. Sau khi cân nhắc tòa tuyên án bị cáo phải nhận mức án cảnh cáo và 30 tháng thử thách.
Bị cáo cúi đầu lạy tạ, hoan hỉ cùng thân nhân ra vẻ. Chính chép trong sổ riêng của mình rằng:
- Người Vệ học cái nhân nghĩa của đạo Khổng, xử luật lấy cái tình người làm trọng. Dân chúng vì thế mà cảm phục triều đình. Mọi sự trở nên hài hòa, êm ấm.
Hai tháng sau lại có kẻ làm quan, trót phạm như vậy. Quan chánh án trước công đường phán rằng:
- Bị cáo đã được triều đình đào tạo trở thành kẻ có kiến thức, đáng ra phải hiểu biết pháp luật hơn người khác. Thế nhưng y lại cố tình phạm tội. Cần phải trừng trị để giáo dục làm gương cho kẻ khác. Phải xử thật nghiêm khắc để người dân thấy rõ tính nghiêm minh của pháp luật. Sau khi cân nhắc tòa tuyên án tịch thu tài sản sung công quỹ, phạt 30 tháng tù giam.
Bị cáo xanh xám mặt mày, run rẩy tâm phục, khẩu phục nhận tội.
Chính chép trong sổ tay:
- Pháp luật nước Vệ có tính pháp trị như Hàn Gia nói ''Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".
Chính nói ý mình thêm rằng:
- Pháp luật nước Vệ uyển chuyển giữa nhân nghĩa
và nghiêm khắc như vậy được vốn là có hệ thống quan lại thông minh, họ
biết cách xử một tội mà luận theo nhiều cách khá nhau. Cách nào nói ra
cũng hợp lý. Người xử án nước Vệ ngoài nắm rõ luật ra nhất thiết phải
có một bản lĩnh thuyết phục được mọi người tin vào mức án đã xử là công
bằng. Đây là điểm quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật nước Vệ.
Chính lúc nhàn đi quanh thành xem dân chúng thi hành luật pháp ra sao. Đi đến đâu cũng thấy cái ''hòm thư tố giác tội phạm''. Lại thấy có hòm thư đề ''ý kiến đóng góp nhân dân'' nhân thấy có người đi qua bèn hỏi tại sao có hai hòm thư ấy. Kẻ kia đáp:
- Tố giác tội phạm là để dân tố giác tội lẫn nhau. Còn cái kia là để dân góp ý với quan. Ông đọc thế mà chưa hiểu à?
Chính lắc đầu nói:
- Không hiểu, khi đã là luật thì Hàn Gia đã nói: Luật pháp bất vị thân, từ đại thần đến dân đen phạm tội đều phải đối xử như nhau hết. Sao lại phân biệt ''tố giác'' với ''ý kiến đóng góp''.
Kẻ kia giải thích:
- Này nhé, tố giác phạm tội thì dành cho bọn dân đen, bọn chúng thì cần gì đóng góp ý kiến, sai luật cứ đem ra mà xử. Nhưng các quan nước Vệ vốn cao quý, nước Vệ phải sáng tạo ra mục ''ý kiến đóng góp'' để bảo vệ các quan trước các thế lực thù địch âm mưu lợi dụng luật khiếu nại, tố cáo để vu không làm hại. Nhận đơn tố giác thì có thể làm triệt để ngay, còn nhận thư đóng góp thì cần xem xét, đã là ý kiến đóng góp thì tất phải xem ý đó thế nào, không như tố giác. Một việc phải khẩn, một việc phải khoan. Cái tài tình của nước Vệ tôi là chỗ đó.
Chính về nước, qua phủ Khai Phong chơi. Nhân tiện nhắc lại câu nói với thuộc hạ của Bao Công, Chính nói rằng:
- Ngài nói đúng một vế, ở nước Vệ không cần đến người như ngài. Sang đấy ngài không có việc mà làm.
Bao Thanh Thiên nói:
- Bởi vì pháp luật nước Vệ đã nghiêm minh, dân Vệ ai cũng hiểu. Cần gì đến ta.
Chính giơ sổ tay ghi chép cho Bao Công xem rồi nói:
- Cái này thì ngài sai, nước Vệ làm gì có luật pháp để ngài là người hữu dụng.
Chính lúc nhàn đi quanh thành xem dân chúng thi hành luật pháp ra sao. Đi đến đâu cũng thấy cái ''hòm thư tố giác tội phạm''. Lại thấy có hòm thư đề ''ý kiến đóng góp nhân dân'' nhân thấy có người đi qua bèn hỏi tại sao có hai hòm thư ấy. Kẻ kia đáp:
- Tố giác tội phạm là để dân tố giác tội lẫn nhau. Còn cái kia là để dân góp ý với quan. Ông đọc thế mà chưa hiểu à?
Chính lắc đầu nói:
- Không hiểu, khi đã là luật thì Hàn Gia đã nói: Luật pháp bất vị thân, từ đại thần đến dân đen phạm tội đều phải đối xử như nhau hết. Sao lại phân biệt ''tố giác'' với ''ý kiến đóng góp''.
Kẻ kia giải thích:
- Này nhé, tố giác phạm tội thì dành cho bọn dân đen, bọn chúng thì cần gì đóng góp ý kiến, sai luật cứ đem ra mà xử. Nhưng các quan nước Vệ vốn cao quý, nước Vệ phải sáng tạo ra mục ''ý kiến đóng góp'' để bảo vệ các quan trước các thế lực thù địch âm mưu lợi dụng luật khiếu nại, tố cáo để vu không làm hại. Nhận đơn tố giác thì có thể làm triệt để ngay, còn nhận thư đóng góp thì cần xem xét, đã là ý kiến đóng góp thì tất phải xem ý đó thế nào, không như tố giác. Một việc phải khẩn, một việc phải khoan. Cái tài tình của nước Vệ tôi là chỗ đó.
Chính về nước, qua phủ Khai Phong chơi. Nhân tiện nhắc lại câu nói với thuộc hạ của Bao Công, Chính nói rằng:
- Ngài nói đúng một vế, ở nước Vệ không cần đến người như ngài. Sang đấy ngài không có việc mà làm.
Bao Thanh Thiên nói:
- Bởi vì pháp luật nước Vệ đã nghiêm minh, dân Vệ ai cũng hiểu. Cần gì đến ta.
Chính giơ sổ tay ghi chép cho Bao Công xem rồi nói:
- Cái này thì ngài sai, nước Vệ làm gì có luật pháp để ngài là người hữu dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét