Năm xưa nước Bạch đang giữ ngôi
bá trong thiên hạ đại loạn, nhân dân nổi lên khắp nơi. Nước Bạch không giữ được
ngôi bá, nhưng nhờ thế mà dân chúng không phải nai lưng đóng thuế để sắm binh
khí, binh sĩ được cho về quê quán làm ăn.
Trong lúc rối ren ấy, nước Tề vốn ở xa không bị ảnh hưởng, lại vốn có dã tâm nham hiểm bèn lợi dụng cơ hội mà xưng bá với thiên hạ.
Vệ là nước lân cân với Tề, nhanh nhẩu mang bản đồ sang Tề dâng đất để xin được nhận là chư hầu.
Hai nước mở cửa biên giới thông thương làm ăn đời sống nhân dân khá hơn, điều ấy thật đáng mừng. Vua tôi nhà Vệ thấy Tề dễ dãi bỏ qua chuyện chính chiến năm xưa lấy làm mừng lắm, tự nghĩ mình đã khôn ngoan chủ động cầu hòa giữ sự bình yên cho nước Vệ công ấy sử sách phải ghi đến muôn đời. Bèn tuyên truyền sâu rộng trong nước công lao ấy.
Bọn tuyên huấn đi rao giảng từ nhà trường đến chốn chợ búa , nào là triều đình nhanh nhạy bắt kịp thời thế, nào là đưa ra đường lối ngoại giao đúng đắn, nào là chọn đối tác chiến lược sáng suốt….
Dân Vệ một lòng tin tưởng vào kế sách triều đình, chí thú lo làm ăn.
Tề Bá Vương họp quần thần nghị rằng:
- Nước Vệ dạo này thế nào.?
Quần thần thưa:
- Muôn tâu, nước Vệ từ khi quan hệ với chúng ta đời sống về vật chất có khá hơn, chúng còn gì mà bận tâm. Giờ nước Vệ từ dân đến vua đều coi chúng ta là bạn hữu chí thiết.
Tề Bá Vương gật gù:
- Con chim béo nuôi mãi trong lồng, giờ có thả cũng không dám đi xa. Lúc này đoạt nốt biển đảo của chúng được chưa ?
Quần thần tâu:
- Nước Vệ nói chung tinh thần giờ không còn lo chuyện chủ quyền nữa, nhưng một số ít các phần tử phản động trong nước vẫn còn la ó đề cao cảnh giác với Tề ta. Lúc này nên thận trọng từng bước một. Rừng xanh còn, lo gì thiếu củi đốt, ta cứ nắm giữ được triều đình nhà Vệ thì trước sau biển đảo ấy cũng về tay ta.
Tề Bá Vương hỏi:
Trong lúc rối ren ấy, nước Tề vốn ở xa không bị ảnh hưởng, lại vốn có dã tâm nham hiểm bèn lợi dụng cơ hội mà xưng bá với thiên hạ.
Vệ là nước lân cân với Tề, nhanh nhẩu mang bản đồ sang Tề dâng đất để xin được nhận là chư hầu.
Hai nước mở cửa biên giới thông thương làm ăn đời sống nhân dân khá hơn, điều ấy thật đáng mừng. Vua tôi nhà Vệ thấy Tề dễ dãi bỏ qua chuyện chính chiến năm xưa lấy làm mừng lắm, tự nghĩ mình đã khôn ngoan chủ động cầu hòa giữ sự bình yên cho nước Vệ công ấy sử sách phải ghi đến muôn đời. Bèn tuyên truyền sâu rộng trong nước công lao ấy.
Bọn tuyên huấn đi rao giảng từ nhà trường đến chốn chợ búa , nào là triều đình nhanh nhạy bắt kịp thời thế, nào là đưa ra đường lối ngoại giao đúng đắn, nào là chọn đối tác chiến lược sáng suốt….
Dân Vệ một lòng tin tưởng vào kế sách triều đình, chí thú lo làm ăn.
Tề Bá Vương họp quần thần nghị rằng:
- Nước Vệ dạo này thế nào.?
Quần thần thưa:
- Muôn tâu, nước Vệ từ khi quan hệ với chúng ta đời sống về vật chất có khá hơn, chúng còn gì mà bận tâm. Giờ nước Vệ từ dân đến vua đều coi chúng ta là bạn hữu chí thiết.
Tề Bá Vương gật gù:
- Con chim béo nuôi mãi trong lồng, giờ có thả cũng không dám đi xa. Lúc này đoạt nốt biển đảo của chúng được chưa ?
Quần thần tâu:
- Nước Vệ nói chung tinh thần giờ không còn lo chuyện chủ quyền nữa, nhưng một số ít các phần tử phản động trong nước vẫn còn la ó đề cao cảnh giác với Tề ta. Lúc này nên thận trọng từng bước một. Rừng xanh còn, lo gì thiếu củi đốt, ta cứ nắm giữ được triều đình nhà Vệ thì trước sau biển đảo ấy cũng về tay ta.
Tề Bá Vương hỏi:
-
Tinh thần nước Vệ còn chỗ nào chúng ta chưa triệt xong?
Quần thần thưa:
- Muôn tâu, về văn hóa, lối sống chúng ta đã u mê hóa gần hết. Chỉ vướng mắc đôi chút về tư tưởng của tiên vương nước Vệ thôi ạ. Tiên vương nước Vệ mất đi còn để lại nhiều câu bất hủ về chủ quyền, dân tôc. Nhiều kẻ sĩ trong Vệ thường mang những câu đó ra để cỗ vũ tinh thần cho dân chúng, đó là điều bất lợi cho ta.
Tề Bá Vương gọi vua tôi nước Vệ sang chầu. Tề Bá Vương hỏi Vệ Vương:
- Xưa hồi lúc nước Bạch xưng Bá, Vệ và Tề ngang nhau. Giờ Vệ cũng xưng vương liệu Tề ta biết cư xử thế nào?
Vệ Vương mặt xám ngoét, chuyển sang chỗ bên hữu phía dưới ngồi miệng lí nhí:
Quần thần thưa:
- Muôn tâu, về văn hóa, lối sống chúng ta đã u mê hóa gần hết. Chỉ vướng mắc đôi chút về tư tưởng của tiên vương nước Vệ thôi ạ. Tiên vương nước Vệ mất đi còn để lại nhiều câu bất hủ về chủ quyền, dân tôc. Nhiều kẻ sĩ trong Vệ thường mang những câu đó ra để cỗ vũ tinh thần cho dân chúng, đó là điều bất lợi cho ta.
Tề Bá Vương gọi vua tôi nước Vệ sang chầu. Tề Bá Vương hỏi Vệ Vương:
- Xưa hồi lúc nước Bạch xưng Bá, Vệ và Tề ngang nhau. Giờ Vệ cũng xưng vương liệu Tề ta biết cư xử thế nào?
Vệ Vương mặt xám ngoét, chuyển sang chỗ bên hữu phía dưới ngồi miệng lí nhí:
-
Xin cho là Vệ Công đươc không?
Tề Bá Vương gật đầu, lại hỏi tiếp:
- Đường lối của Tề Nhị Đế thì đã truyền cho Vệ, nước Vệ áp dụng đến đâu rồi?
Vệ công xá dài nói:
Tề Bá Vương gật đầu, lại hỏi tiếp:
- Đường lối của Tề Nhị Đế thì đã truyền cho Vệ, nước Vệ áp dụng đến đâu rồi?
Vệ công xá dài nói:
-
Dạ thưa Đại Vương, nước Vệ được Tề dạy bảo đường lối, kế sách phát triển của Nhị
Đế, mang về áp dụng, đời sống trong nước có khá hơn nhiều rồi ạ.
Tề Bá Vương trầm ngâm một lát rồi nói:
- Đường lối đã có hiệu quả, chủ nghĩa là của chung, vậy tư tưởng của Tề Tiên Đế có gì khác với Vệ tiên vương không? Nghe nói Vệ đang có phong trào phát triển giảng dạy tư tưởng Vệ tiên vương phải không?
Vệ Công chưa rõ phải trả lời sao, cứ cúi gằm mặt xoắn hai bàn tay vào nhau mà nhìn mãi. Tề Bá Vương thấy vậy bèn lấy trên bàn tập sách, xuống tận nơi đưa cho Vệ Công, thở dài nói:
- Xưa Vệ Tiên Vương theo hầu Tề Tiên Đế chinh chiến ngàn dặm, những tấm lòng của Vệ Tiên Vương với Tề còn tự tay Vệ tiên vương ghi lại cả đây. Nay nước Tề có tư tưởng của Tiên Đế rồi, nước Vệ cũng có riêng của mình nữa. Há có thật lòng không? Nếu các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài lợi dụng để khoét sâu mâu thuẫn thâm giao của Tề và Vệ. Nước Vệ mà xa cách với Tề, liệu còn giữ được thái miếu mà tôn thờ, giữ được thái ấp mà hưởng lộc không?
Vệ công đứng dậy hướng lên điện Tề xá dài nói:
- Xin cho nước Vệ còn chút gì để nhớ Tiên Vương
Tề Bá Vương phán:
- Nước Tề không hẹp hòi gì mà chấp nệ chuyện nghĩa cử ấy, xưa Tiên Vương nước Vệ hồi ở Tề ta, là người trung thành, thuần hậu, biết giữ phép tắc. Đó chả phải là điều đáng học ư ?
Vệ Công về nước, họp quần thần nghị sự. Bỏ chữ học tập tư tưởng thay bằng chữ đạo đức. Thấm thoắt đã hơn ba năm, phòng trào phát triển sâu rộng khắp nước, thành quả chưa biết đến đâu. Nhưng thầy giáo thì hiếp học trò, quan đốc học mua dâm vị thành niên, học trò giết nhau như ngóe. Ngoài quan quân triều đình ra, dân chúng không ai bàn đến chính sự, chủ quyền. Chuyện ngoài chợ, quán xá, công sở nước Vệ là kiếm tiền và hưởng thụ. Cái này không phải do Vệ tiên vương không có đạo đức, mà bởi những chính những kẻ đi dạy làm những điều không gương mẫu. Bởi thành nông nỗi như vầy.
Tề Bá Vương lại họp quần thần hỏi:
- Nước Vệ giờ sao rồi ?
Quần thần tâu:
- Nước Vệ không có gốc, không có đạo. Nước ấy tuy nhìn bên ngoài thì yên ổn. Nhưng không có nền tảng, gốc gác, như một cái cây bên ngoài lá xanh tươi nhưng bên trong thân rễ không còn sự sống, bao nhiêu đã trổ ra đầu cành lá hết cả rồi.
Tề Bá Vương nhếch mép cười nhạt hỏi:
- Giờ đã đến lúc lấy biển đảo chưa ?
Quần thần dạ vang điện:
- Dạ, giờ nước Vệ còn ai quan tâm trông giữ đâu mà không lấy.
Tề Bá Vương đứng dậy, tuốt gươm lệnh, đập xuống bàn quát to như sấm:
- Lệnh cho chiến thuyền lên đường, gặp bất cứ cái gì của Vệ lảng vảng trên biển đều tiêu diệt.
Người thân thích của ngư dân nước Vệ ôm xác chồng khóc thảm thiết. Cảnh ấy lặp đi ngày này sang ngày khác. Ngư dân Vệ bị quân Tề giết và bắt bớ đến nỗi thông cáo của triều đình về việc ấy bình thường như chết do tai nạn giao thông hay vi phạm luật giao thông mà bị bắt. Dân chúng nghe mãi cũng thấy dửng dưng, quen tai như việc họ ăn, uống hàng ngày.
Tề Bá Vương trầm ngâm một lát rồi nói:
- Đường lối đã có hiệu quả, chủ nghĩa là của chung, vậy tư tưởng của Tề Tiên Đế có gì khác với Vệ tiên vương không? Nghe nói Vệ đang có phong trào phát triển giảng dạy tư tưởng Vệ tiên vương phải không?
Vệ Công chưa rõ phải trả lời sao, cứ cúi gằm mặt xoắn hai bàn tay vào nhau mà nhìn mãi. Tề Bá Vương thấy vậy bèn lấy trên bàn tập sách, xuống tận nơi đưa cho Vệ Công, thở dài nói:
- Xưa Vệ Tiên Vương theo hầu Tề Tiên Đế chinh chiến ngàn dặm, những tấm lòng của Vệ Tiên Vương với Tề còn tự tay Vệ tiên vương ghi lại cả đây. Nay nước Tề có tư tưởng của Tiên Đế rồi, nước Vệ cũng có riêng của mình nữa. Há có thật lòng không? Nếu các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài lợi dụng để khoét sâu mâu thuẫn thâm giao của Tề và Vệ. Nước Vệ mà xa cách với Tề, liệu còn giữ được thái miếu mà tôn thờ, giữ được thái ấp mà hưởng lộc không?
Vệ công đứng dậy hướng lên điện Tề xá dài nói:
- Xin cho nước Vệ còn chút gì để nhớ Tiên Vương
Tề Bá Vương phán:
- Nước Tề không hẹp hòi gì mà chấp nệ chuyện nghĩa cử ấy, xưa Tiên Vương nước Vệ hồi ở Tề ta, là người trung thành, thuần hậu, biết giữ phép tắc. Đó chả phải là điều đáng học ư ?
Vệ Công về nước, họp quần thần nghị sự. Bỏ chữ học tập tư tưởng thay bằng chữ đạo đức. Thấm thoắt đã hơn ba năm, phòng trào phát triển sâu rộng khắp nước, thành quả chưa biết đến đâu. Nhưng thầy giáo thì hiếp học trò, quan đốc học mua dâm vị thành niên, học trò giết nhau như ngóe. Ngoài quan quân triều đình ra, dân chúng không ai bàn đến chính sự, chủ quyền. Chuyện ngoài chợ, quán xá, công sở nước Vệ là kiếm tiền và hưởng thụ. Cái này không phải do Vệ tiên vương không có đạo đức, mà bởi những chính những kẻ đi dạy làm những điều không gương mẫu. Bởi thành nông nỗi như vầy.
Tề Bá Vương lại họp quần thần hỏi:
- Nước Vệ giờ sao rồi ?
Quần thần tâu:
- Nước Vệ không có gốc, không có đạo. Nước ấy tuy nhìn bên ngoài thì yên ổn. Nhưng không có nền tảng, gốc gác, như một cái cây bên ngoài lá xanh tươi nhưng bên trong thân rễ không còn sự sống, bao nhiêu đã trổ ra đầu cành lá hết cả rồi.
Tề Bá Vương nhếch mép cười nhạt hỏi:
- Giờ đã đến lúc lấy biển đảo chưa ?
Quần thần dạ vang điện:
- Dạ, giờ nước Vệ còn ai quan tâm trông giữ đâu mà không lấy.
Tề Bá Vương đứng dậy, tuốt gươm lệnh, đập xuống bàn quát to như sấm:
- Lệnh cho chiến thuyền lên đường, gặp bất cứ cái gì của Vệ lảng vảng trên biển đều tiêu diệt.
Người thân thích của ngư dân nước Vệ ôm xác chồng khóc thảm thiết. Cảnh ấy lặp đi ngày này sang ngày khác. Ngư dân Vệ bị quân Tề giết và bắt bớ đến nỗi thông cáo của triều đình về việc ấy bình thường như chết do tai nạn giao thông hay vi phạm luật giao thông mà bị bắt. Dân chúng nghe mãi cũng thấy dửng dưng, quen tai như việc họ ăn, uống hàng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét