Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 66. Đời Vệ Kính Vương năm thứ
nhất.
Mất mùa, đói kém trên diện rộng ở châu Hoan. Người đi ăn xin lũ lượt lên đến hàng vạn. Triều đình mở kho phát chẩn cứu tế không xuể, đành bỏ mặc đó để dân tự lo kiếm khoai sắn mà độn gạo ăn.
Trên thượng nguồn dân tình nổi dậy đông đến hàng ngàn người. Triều đình phái quân đi đánh dẹp đám ấy, trong lúc hỗn loạn đao binh khiến trẻ nhỏ chết mất mấy mống. Nhờ thế mà đẹp được yên, bởi đám dân kia nghĩ đến trẻ nhỏ còn chết dưới binh đao triều đình thì còn cái gì mà quân triều đình không dám làm. Mưu này dựa theo sách nước Tề truyền cho Vệ, rút từ Tam Thập Lục Kế gọi là Giết Gà Dọa Khỉ, nước Vệ biến tấu thành giết trẻ em dọa người lớn, dùng cách ấy hiệu quả tức thời, nháy mắt là dẹp yên đám dân. Sau đó vỗ về cho mươi cân gạo hỗ trợ, dân ai về nhà nấy, còn một số không về vì bị bắt giải về nhà lao chịu tội đầu trò.
Bấy giờ triều đình vừa đem Cù tiên sinh ra xử, ý muốn răn đe những bất mãn trong lòng chí sĩ cả nước. Nào ngờ xử xong thiên hạ lại thêm bất bình, Ngô giáo sư là người viễn xứ lâu năm sống tận thành Ba Lê nước Phú Lãng Sa đợt nọ công thành danh toại, áo mũ vinh quy về làng. Triều đình trọng lắm, sai người mang võng lọng ra tận cửa ải đón ngài. Lúc ấy bọn tuyên huấn nước Vệ tung hô ngài lên tận mây xanh, ý muốn nhận công lao nhà Sản có phần trong đó. Ngô giáo sư cực chẳng đã phải làm bộ đón nhận, nhưng nét mặt có phần thiếu hồ hởi. Khi đó chưa ai rõ tâm tư của ngài với triều nhà Sản.
Tới vụ Cù tiên sinh bị đem ra xử. Ngô giáo sư khen ngợi Cù tiên sinh như bậc anh hùng, quả cảm. Bọn tuyên huấn nhà Vệ lặng người đi không biết nói sao, chả lẽ mới khen hôm trước hôm sau lại khác lời khác gì chứng minh thành ngữ ''Miệng như nhà Sản'' là có thật. Bởi vậy chúng im lặng, nhưng dụng mưu dùng đám lâu la đội lốt đủ loại vào dè bỉu Ngô giáo sư, đứa thì khen, đứa thì chê. Ngô giáo sư vốn không quen thói tạp nham thị phi của người nước Vệ, ngài đóng cửa quyết rũ ngoài tai chuyện thế sự. Vậy là mắc mưu đám tuyên huấn nhà Sản. Đợi khi ngài đóng cửa rồi, đám buôn chữ ấy mới ngóc đầu ra kể xấu Cù tiên sinh và xúc xiểm Ngô giáo sư. Đứng đầu là bọn buôn chữ của bộ Hình sau đến bọn ăn theo của bộ Binh.
Thiên hạ lại được dịp lạm bàn. Ngoài chợ kẻ sĩ ngồi uống rượu, luận chuyện này. Có người nói:
- Bọn bộ Hình nói Ngô giáo sư ví Cù tiên sinh là anh hùng thật sai bét. Các hạ ở đây có ai muốn nói lời gì không ?
Kẻ vấn khăn chữ Đinh nói:
- Đúng là miện quan trôn trẻ, nói thế nào cũng được. Tôi là chúa, tôi bắt bỏ ngục cái tên viết bài đó vì tội khi quân, xúc phạm tiên đế.
Mấy người nghe thấy lạ, nhao vào hỏi thế là sao.
Kẻ vấn khăn nói:
- Này nhé, tên đó viết rằng ''Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần”. Vậy xin hỏi trong mươi năm gần lại đây, ai ở nước Vệ này đang sắp thành thần.
Đám kia bóp trán một hồi rồi bỗng dưng không hẹn mà thốt rằng:
Mất mùa, đói kém trên diện rộng ở châu Hoan. Người đi ăn xin lũ lượt lên đến hàng vạn. Triều đình mở kho phát chẩn cứu tế không xuể, đành bỏ mặc đó để dân tự lo kiếm khoai sắn mà độn gạo ăn.
Trên thượng nguồn dân tình nổi dậy đông đến hàng ngàn người. Triều đình phái quân đi đánh dẹp đám ấy, trong lúc hỗn loạn đao binh khiến trẻ nhỏ chết mất mấy mống. Nhờ thế mà đẹp được yên, bởi đám dân kia nghĩ đến trẻ nhỏ còn chết dưới binh đao triều đình thì còn cái gì mà quân triều đình không dám làm. Mưu này dựa theo sách nước Tề truyền cho Vệ, rút từ Tam Thập Lục Kế gọi là Giết Gà Dọa Khỉ, nước Vệ biến tấu thành giết trẻ em dọa người lớn, dùng cách ấy hiệu quả tức thời, nháy mắt là dẹp yên đám dân. Sau đó vỗ về cho mươi cân gạo hỗ trợ, dân ai về nhà nấy, còn một số không về vì bị bắt giải về nhà lao chịu tội đầu trò.
Bấy giờ triều đình vừa đem Cù tiên sinh ra xử, ý muốn răn đe những bất mãn trong lòng chí sĩ cả nước. Nào ngờ xử xong thiên hạ lại thêm bất bình, Ngô giáo sư là người viễn xứ lâu năm sống tận thành Ba Lê nước Phú Lãng Sa đợt nọ công thành danh toại, áo mũ vinh quy về làng. Triều đình trọng lắm, sai người mang võng lọng ra tận cửa ải đón ngài. Lúc ấy bọn tuyên huấn nước Vệ tung hô ngài lên tận mây xanh, ý muốn nhận công lao nhà Sản có phần trong đó. Ngô giáo sư cực chẳng đã phải làm bộ đón nhận, nhưng nét mặt có phần thiếu hồ hởi. Khi đó chưa ai rõ tâm tư của ngài với triều nhà Sản.
Tới vụ Cù tiên sinh bị đem ra xử. Ngô giáo sư khen ngợi Cù tiên sinh như bậc anh hùng, quả cảm. Bọn tuyên huấn nhà Vệ lặng người đi không biết nói sao, chả lẽ mới khen hôm trước hôm sau lại khác lời khác gì chứng minh thành ngữ ''Miệng như nhà Sản'' là có thật. Bởi vậy chúng im lặng, nhưng dụng mưu dùng đám lâu la đội lốt đủ loại vào dè bỉu Ngô giáo sư, đứa thì khen, đứa thì chê. Ngô giáo sư vốn không quen thói tạp nham thị phi của người nước Vệ, ngài đóng cửa quyết rũ ngoài tai chuyện thế sự. Vậy là mắc mưu đám tuyên huấn nhà Sản. Đợi khi ngài đóng cửa rồi, đám buôn chữ ấy mới ngóc đầu ra kể xấu Cù tiên sinh và xúc xiểm Ngô giáo sư. Đứng đầu là bọn buôn chữ của bộ Hình sau đến bọn ăn theo của bộ Binh.
Thiên hạ lại được dịp lạm bàn. Ngoài chợ kẻ sĩ ngồi uống rượu, luận chuyện này. Có người nói:
- Bọn bộ Hình nói Ngô giáo sư ví Cù tiên sinh là anh hùng thật sai bét. Các hạ ở đây có ai muốn nói lời gì không ?
Kẻ vấn khăn chữ Đinh nói:
- Đúng là miện quan trôn trẻ, nói thế nào cũng được. Tôi là chúa, tôi bắt bỏ ngục cái tên viết bài đó vì tội khi quân, xúc phạm tiên đế.
Mấy người nghe thấy lạ, nhao vào hỏi thế là sao.
Kẻ vấn khăn nói:
- Này nhé, tên đó viết rằng ''Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần”. Vậy xin hỏi trong mươi năm gần lại đây, ai ở nước Vệ này đang sắp thành thần.
Đám kia bóp trán một hồi rồi bỗng dưng không hẹn mà thốt rằng:
- Chỉ có
tiên đế.
Kẻ vấn khăn vỗ đùi kêu:
- Đúng quá đi chứ, tiên đế được thờ trong chùa ngang cùng tượng Phật Tổ Như Lai, dấu chân ngài đi đến đâu nơi đó được lập miếu thờ kỷ niệm ngài đến thăm, hương khói quanh năm. Nhiều nhà, nhiều phủ lập bàn thờ ngài. Tên kia nói vậy khiến thiên hạ vô hình chung mà nghĩ đến ngài, có phải là đáng bỏ tù không ? Tôi khi quân, phạm thượng.
Tất cả nghe xong đều nói:
- Đúng quá, bỏ tù đúng quá. Biết đâu tên này mượn gió bẻ măng, nhân chuyện Cù tiên sinh, Ngô giáo sư mà xoáy vào chuyện tiên đế. Láo quá đi, láo quá đi.
Kẻ vấn khăn gàn lại:
- Nói là vậy, nhưng nhìn lại thì bọn tuyên huấn nước Vệ chỉ chuyên xơi những món tức thời, được việc lúc đó đã, hậu quả thì không cần biết để tính sau. Chúng lấy ví dụ đó để chê Cù tiên sinh, đâu cần biết tiên đế cũng bị ảnh hưởng. Nên kẻ đó xét lại theo tiêu chí của nhà Sản thì lại có công, vì có cái lòng trung với triều đình. Còn lại là do kém hiểu biết dễ cho qua. Nhà Sản ta xưa nay thích nhất dùng cái bọn ngu mà trung ấy.
Thư sinh mặc áo lam nói:
- Nhân chuyện thì nói luôn, xưa nay có câu ''không đem thành bại luận anh hùng''. Cù tiên sinh vốn là bậc đại trượng phu, không màng danh lợi, dám vất bỏ phú quý cá nhân mà cất lời vì dân, vì nước điều ấy ai cũng thấy rõ. Nay tên kia nói Cù tiên sinh không đáng mặt anh hùng, vậy nếu so Cù tiên sinh với tiên đế thì thế nào đây ?
Người khác nói:
- Tiên đế khi xưa, thù cha bị roi đòn, phế quan, ê chề vô cùng, đường công danh của vì đó mà đâm ra mờ mịt, phải tha phương cầu thực. Sau lọt vào mắt bọn Lý Ninh làm thuộc hạ mấy năm, tiếp đến lại về dưới trướng bọn Hồng Mao rong ruổi hầu hạ mươi năm nữa. Bọn Lý Ninh, Hồng Mao đến khi xưng đế, nhớ cái công lao ấy mà dựng cho ngài về nước, lập nên nhà Sản. Đúng là thời thế tạo anh hùng, nếu như không có đám ấy giúp, không lập nên nhà Sản thì cuộc đời ngài cũng chỉ lênh đênh làm đến chân thư lại cho bọn ấy là cùng.
Kẻ vấn khăn vỗ đùi kêu:
- Đúng quá đi chứ, tiên đế được thờ trong chùa ngang cùng tượng Phật Tổ Như Lai, dấu chân ngài đi đến đâu nơi đó được lập miếu thờ kỷ niệm ngài đến thăm, hương khói quanh năm. Nhiều nhà, nhiều phủ lập bàn thờ ngài. Tên kia nói vậy khiến thiên hạ vô hình chung mà nghĩ đến ngài, có phải là đáng bỏ tù không ? Tôi khi quân, phạm thượng.
Tất cả nghe xong đều nói:
- Đúng quá, bỏ tù đúng quá. Biết đâu tên này mượn gió bẻ măng, nhân chuyện Cù tiên sinh, Ngô giáo sư mà xoáy vào chuyện tiên đế. Láo quá đi, láo quá đi.
Kẻ vấn khăn gàn lại:
- Nói là vậy, nhưng nhìn lại thì bọn tuyên huấn nước Vệ chỉ chuyên xơi những món tức thời, được việc lúc đó đã, hậu quả thì không cần biết để tính sau. Chúng lấy ví dụ đó để chê Cù tiên sinh, đâu cần biết tiên đế cũng bị ảnh hưởng. Nên kẻ đó xét lại theo tiêu chí của nhà Sản thì lại có công, vì có cái lòng trung với triều đình. Còn lại là do kém hiểu biết dễ cho qua. Nhà Sản ta xưa nay thích nhất dùng cái bọn ngu mà trung ấy.
Thư sinh mặc áo lam nói:
- Nhân chuyện thì nói luôn, xưa nay có câu ''không đem thành bại luận anh hùng''. Cù tiên sinh vốn là bậc đại trượng phu, không màng danh lợi, dám vất bỏ phú quý cá nhân mà cất lời vì dân, vì nước điều ấy ai cũng thấy rõ. Nay tên kia nói Cù tiên sinh không đáng mặt anh hùng, vậy nếu so Cù tiên sinh với tiên đế thì thế nào đây ?
Người khác nói:
- Tiên đế khi xưa, thù cha bị roi đòn, phế quan, ê chề vô cùng, đường công danh của vì đó mà đâm ra mờ mịt, phải tha phương cầu thực. Sau lọt vào mắt bọn Lý Ninh làm thuộc hạ mấy năm, tiếp đến lại về dưới trướng bọn Hồng Mao rong ruổi hầu hạ mươi năm nữa. Bọn Lý Ninh, Hồng Mao đến khi xưng đế, nhớ cái công lao ấy mà dựng cho ngài về nước, lập nên nhà Sản. Đúng là thời thế tạo anh hùng, nếu như không có đám ấy giúp, không lập nên nhà Sản thì cuộc đời ngài cũng chỉ lênh đênh làm đến chân thư lại cho bọn ấy là cùng.
Còn như Cù tiên sinh, dòng dõi trâm anh, thế phiệt học vị tiến sĩ. Xét cơ bản thì mặt tiến thân thuận lợi hơn tiên đế vì phụ thân trước là mệnh quan của triều nhà Sản. Chỉ vì tiên sinh tính ngay thẳng, không chấp nhận cúi luôn, vạch ra những điều bất lợi cho nước Vệ, khiến nhà Sản mất uy tín mà đâm bụng thù oán, dùng mẹo kỹ nữ để vu họa cho tiên sinh. Chẳng qua hơn nhau cái gặp thời, chứ tài năng cá nhân thì cũng chả biết được ai hơn ai. Đó là chuyện mà người đời hay nói ''được làm vua, thua thì làm giặc'' tất phải so sánh nhiều. Lúc thắng thì có trí tuệ, thua thì là không trí tuệ nói thế nào chả được. Như tiên đế lúc lên ngôi rồi ngài chỉ viết có mấy câu mở đầu một bài thơ:
- Ào ào, ào ào, ào ào...
Thế mà được tung hô tận mây xanh, nào là âm thanh hùng tráng, chỉ một câu lặp đi lặp lại là thấy được sự hào hùng, sôi nổi ... tinh thần anh dũng xông pha ....
Còn như Cù tiên sinh chúng bảo không có tài gì. So sánh là thế đấy.
Cả đám nghe xong nhao nhao:
- Nào ai muốn so sánh, chả qua tại bọn bán chữ bộ Hình ví von chuyện anh hùng với không anh hùng, chúng ta mới có cái để luận với nhau thế thôi. Cù tiên sinh luận việc nước nhả chữ, phun châu lời lẽ đanh thép, lý luận vững chắc đến nỗi tòa cũng không dám đem lời ngài ra phán xét, chỉ kết tội cho đi tù. Thường ngày Cù tiên sinh ký họa, nặn tượng, chơi đàn không ngón nào là không giỏi. Cứ như kẻ kia nói thì đúng là quá dại, để thiên hạ có cớ mà luận đàm nhiều. Người khôn ai viết thế.
Thư sinh áo lam nói:
- Thôi chúng ta tạm ngừng ở đây, chuyện về bài viết kia chỉ ngắn gọn một câu thành ngữ thôi.
Đám nọ lại lao xao:
- Thành ngữ gì ?
Thư sinh áo lam:
- Bới....ra mà ngửi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét