Nhà
ảo thuật gia lừng danh thế giới trình diễn một màn đặc sắc, có một không hai. Đó
là bên xứ Cờ Hoa có một bức tượng nữ thần Tự Do rất lớn. Trước mắt bao nhiêu
khán giả, nhà ảo thuật làm tượng Nữ Thần cao hàng trượng, nặng hàng vạn vạn cân
ấy biến mất.
Thiên hạ ai cũng lè lưỡi,lắc đầu khen là kỳ tài trong thiên hạ. Nhưng riêng có một người nhỏ bé, tóc đen, mắt đen xem cảnh ấy chỉ cười nhếch mép. Người bên cạnh mới hỏi:
- Ông xem mà không thấy tài giỏi đến lạ lùng sao ?
Người nhỏ bé, tóc đen nói:
- Chuyện thường, đây là phép Biến Có Thành Không, những việc như thế quan lại nước tôi từ hàm lý trưởng trở nên cũng dễ dàng làm được. Từ một miếng đất, ngôi chùa chỉ nhoáng cái là không còn nữa, các loại tài sản chung như bức tượng này ở nước tôi biến mất hàng ngày. Mà chúng đã biến là không bao giờ trở lại.
Người kia phục lắm, mới vái dài:
- Thật là xứ sở lắm anh tài phép thuật cao siêu, ở đây chỉ tài sản chung như bức tượng kia chỉ biến đi vài giây là thiên hạ nể vì lắm rồi.
Người tóc đen khoa tay cắt ngang:
- Thế có gì là ghê gớm, còn phép Biến Không Thành Có nữa cơ.
Người nghe kinh hãi, thán phục đến muôn phần bèn hỏi:
- Có biến thành không đã là ghê, không có tí gì mà biến thành có thì dân chúng tôi chưa nghe thấy bao giờ.
Người tóc đen nhìn quanh, kẻ kia biết ý vội kéo cái ghế cho hắn ngồi, đoạn đưa trầu thuốc ra mời. Bấy giờ an tọa vững vàng, người nhỏ bé tóc đen đằng hắng chậm rãi nói:
Thiên hạ ai cũng lè lưỡi,lắc đầu khen là kỳ tài trong thiên hạ. Nhưng riêng có một người nhỏ bé, tóc đen, mắt đen xem cảnh ấy chỉ cười nhếch mép. Người bên cạnh mới hỏi:
- Ông xem mà không thấy tài giỏi đến lạ lùng sao ?
Người nhỏ bé, tóc đen nói:
- Chuyện thường, đây là phép Biến Có Thành Không, những việc như thế quan lại nước tôi từ hàm lý trưởng trở nên cũng dễ dàng làm được. Từ một miếng đất, ngôi chùa chỉ nhoáng cái là không còn nữa, các loại tài sản chung như bức tượng này ở nước tôi biến mất hàng ngày. Mà chúng đã biến là không bao giờ trở lại.
Người kia phục lắm, mới vái dài:
- Thật là xứ sở lắm anh tài phép thuật cao siêu, ở đây chỉ tài sản chung như bức tượng kia chỉ biến đi vài giây là thiên hạ nể vì lắm rồi.
Người tóc đen khoa tay cắt ngang:
- Thế có gì là ghê gớm, còn phép Biến Không Thành Có nữa cơ.
Người nghe kinh hãi, thán phục đến muôn phần bèn hỏi:
- Có biến thành không đã là ghê, không có tí gì mà biến thành có thì dân chúng tôi chưa nghe thấy bao giờ.
Người tóc đen nhìn quanh, kẻ kia biết ý vội kéo cái ghế cho hắn ngồi, đoạn đưa trầu thuốc ra mời. Bấy giờ an tọa vững vàng, người nhỏ bé tóc đen đằng hắng chậm rãi nói:
-
Phép biến không thành có thì nhiều, để cai trị đất nước chúng tôi thường dùng
phép ấy. Tức là biến kẻ không có tội thành có tội, khiến kẻ ấy điêu đứng, phải
làm tấm gương cho những đứa khác nhìn mà phải e sợ. Ví dụ nước tôi người ta
thường hay mang chiếc áo có hàng chữ ủng hộ ngư dân. Triều đình chúng tôi kết
tội chúng là bọn phản loạn.
Người kia ú ớ:
- Sao mà kết tội được.
Người tóc đen nói:
- Thế mới cần đến phép biến không thành có, này nhé đầu tiên chúng tôi phái công sai cứ đi theo kẻ mặc áo đó. Ba hoặc bốn công sai ngày đêm quan sát kẻ mặc áo đi đâu, làm gì. Đi nửa kín, nửa hở, ra vẻ theo dõi bí mật nhưng lại đôi lúc làm bộ vô tình cho kẻ ấy thấy công sai đang theo sát. Kẻ ấy trong lòng lúc đầu còn vững vàng nghĩ mình không làm gì sai trái, nhưng lâu ngày bị theo dõi, tâm thần bắt đầu bấn loạn, tự nghi hoặc là chắc cái áo này có vấn đề gì mới gây chú ý của triều đình. Trong khi các công sai theo dõi, đứng rình rập quanh nhà thỉnh thoảng lộ cho hàng xóm chung quanh nhà kẻ ấy là công sai triều đình đang dò la. Rồi cứ theo phép ấy hàng xóm bạn bè kẻ ấy thế nào cũng phải nghĩ, chắc tên ấy phạm tội gì chứ đó. Khi thiên hạ bắt đầu hoài nghi tên ấy có tội, lúc này chúng tôi sẽ cho người mang giấy triệu áp tải tên ấy lên phủ quan. Ở phủ quan công sao hỏi tên ấy về những ngày mặc áo thì đi những đâu, làm những gì. Nếu tên ấy phản ứng thì công sai sẽ từ tốn giải thích: - Chúng tôi không nói anh có tội, mà mời anh lên để làm rõ sự việc, anh phải có trách nhiệm hợp tác giúp đỡ triều đình. Cứ thế công sai nước chúng tôi cứ theo dõi, chốc lại triệu lên hỏi, rồi đến chỗ làm của hắn hỏi chủ hắn, đồng nghiệp hắn là hắn mặc áo để làm gì, đành rằng ủng hộ ngư dân, nhưng cần phải làm rõ hắn đi đâu, mặc áo vào ngày nào, đến chỗ làm nói gì ... cứ kiên trì gây dư luận về chiếc áo như thế. Rồi một ngày chúng tôi cho người đóng giả làm bọn phiến loạn tung hô cái áo ấy là biểu tượng chống sự hèn nhát của chính quyền, không bảo vệ ngư dân, hãy đứng lên lật đổ chế độ.
Người nghe rụng rời thốt:
- Nếu thế kẻ mặc áo là tay trong, là nội gián à ?
Người tóc đen gật đầu:
- Chính thế, liệu kẻ ấy cãi thì ai tin là hắn không có tội.
Người nghe hỏi:
- Anh ở xứ nào mà lắm chuyện quái dị như vậy.
Người kia nói:
- Tôi ở nước Vệ, vì nước tôi lắm chuyện kỳ dị như vậy, nên dân gian mới có tập Đại Vệ Chí Dị để chép lại những chuyện kỳ quái mà ít nơi nào có được.
Người kia ú ớ:
- Sao mà kết tội được.
Người tóc đen nói:
- Thế mới cần đến phép biến không thành có, này nhé đầu tiên chúng tôi phái công sai cứ đi theo kẻ mặc áo đó. Ba hoặc bốn công sai ngày đêm quan sát kẻ mặc áo đi đâu, làm gì. Đi nửa kín, nửa hở, ra vẻ theo dõi bí mật nhưng lại đôi lúc làm bộ vô tình cho kẻ ấy thấy công sai đang theo sát. Kẻ ấy trong lòng lúc đầu còn vững vàng nghĩ mình không làm gì sai trái, nhưng lâu ngày bị theo dõi, tâm thần bắt đầu bấn loạn, tự nghi hoặc là chắc cái áo này có vấn đề gì mới gây chú ý của triều đình. Trong khi các công sai theo dõi, đứng rình rập quanh nhà thỉnh thoảng lộ cho hàng xóm chung quanh nhà kẻ ấy là công sai triều đình đang dò la. Rồi cứ theo phép ấy hàng xóm bạn bè kẻ ấy thế nào cũng phải nghĩ, chắc tên ấy phạm tội gì chứ đó. Khi thiên hạ bắt đầu hoài nghi tên ấy có tội, lúc này chúng tôi sẽ cho người mang giấy triệu áp tải tên ấy lên phủ quan. Ở phủ quan công sao hỏi tên ấy về những ngày mặc áo thì đi những đâu, làm những gì. Nếu tên ấy phản ứng thì công sai sẽ từ tốn giải thích: - Chúng tôi không nói anh có tội, mà mời anh lên để làm rõ sự việc, anh phải có trách nhiệm hợp tác giúp đỡ triều đình. Cứ thế công sai nước chúng tôi cứ theo dõi, chốc lại triệu lên hỏi, rồi đến chỗ làm của hắn hỏi chủ hắn, đồng nghiệp hắn là hắn mặc áo để làm gì, đành rằng ủng hộ ngư dân, nhưng cần phải làm rõ hắn đi đâu, mặc áo vào ngày nào, đến chỗ làm nói gì ... cứ kiên trì gây dư luận về chiếc áo như thế. Rồi một ngày chúng tôi cho người đóng giả làm bọn phiến loạn tung hô cái áo ấy là biểu tượng chống sự hèn nhát của chính quyền, không bảo vệ ngư dân, hãy đứng lên lật đổ chế độ.
Người nghe rụng rời thốt:
- Nếu thế kẻ mặc áo là tay trong, là nội gián à ?
Người tóc đen gật đầu:
- Chính thế, liệu kẻ ấy cãi thì ai tin là hắn không có tội.
Người nghe hỏi:
- Anh ở xứ nào mà lắm chuyện quái dị như vậy.
Người kia nói:
- Tôi ở nước Vệ, vì nước tôi lắm chuyện kỳ dị như vậy, nên dân gian mới có tập Đại Vệ Chí Dị để chép lại những chuyện kỳ quái mà ít nơi nào có được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét