Nước Vệ có trăm họ, hơn 56 dân tộc anh em
trải dài từ miền núi xuống miền biển.
Năm Tân Mão đời Vệ Kính Vương thứ nhất, triều nhà Sản thứ 66.
Tại kinh thành nước Vệ từ mùa Hạ đến đầu mùa Thu, dân chúng và trí sĩ nước Vệ tụ lại đến vài trăm người kéo nhau xuống đường phản đối nước Tề âm mưu xâm chiếm, thôn tính Vệ.
Tề Bá Vương nghe tin ấy, mới hội quần thần lại nói:
- Nay chư hầu phía Nam là Vệ có kẻ sinh lòng khác, không trị ngay để lâu ngày sợ biến.
Nói rồi thảo chỉ dụ, cho người ngay đêm đi gấp sang Vệ gọi người nhà Sản sang báo cáo tình hình.
Nhà Sản nhận chỉ dụ, văn võ bá quan cúi đầu lạy tạ thiên triều ban chỉ, thắp hương, đốt trầm làm lễ mở dụ. Mở chỉ dụ thấy nói rằng việc để cho dân chúng tự ý tụ tập, tuần hành là thất sách. Cần phải cho người tinh thông sang Tề gấp để học hỏi thêm bí quyết. Kỳ thực là nhận lệnh mới. Nhà Sản họp bàn, sau chọn Phó đại soái Nguyễn Vượng đi chầu phương Bắc. Lựa gấp được ngày lành, Vượng sang Tề chầu kiến.
Tề Bá Vương quở trách Vượng:
- Vệ còn muốn làm chư hầu hưởng uy của Đại Tề ta không, nghĩ nước Vệ trăm họ, truyền thống lâu đời. Thương cái ấy mà không muốn nhập vào làm một huyện. Để riêng một cõi mà trị có được cái danh, thế mà có việc cỏn con cũng không giữ gìn được an ninh, trật tự. Phải để Đại Tề bận trăm công, nghìn việc vẫn phải để tâm. Nếu không được thì để nhập vào châu Quảng cho rồi.
Vượng nghe biến sắc mặt, cúi đầu dập trước sân rồng, không dám ngẩng đầu lên nhìn mặt thiên tử. Tề Bá Vương thấy thế, biết là có lòng e sợ, mới nguôi dạ nói rằng:
- Thôi việc đã thế, về làm cho chắc chắn, đừng để tái diễn nữa.
Vượng rối rít hứa hẹn liên hồi. Tề Bá Vương mới gọi lại gần ân cần hỏi:
- Nước Vệ có trăm họ, việc thuyết phục bá tính đương nhiên là khó khăn, chỉ cần gom lại đổi thành vài ba họ lớn thì mới dễ dàng được.
Vượng vái dài tâu:
- Xin đại vương chỉ cho những kẻ mông muội được thấy ý sáng thiên triều soi tỏ.
Tề Bá Vương nói:
- Việc này đã làm rồi, không phải ngày một, ngày hai mà xong, muốn thông suốt hơn thì phải lập trạm liên lạc khẩn để còn nhận chỉ dụ, theo sát tình thế. Cụ thể thế nào đại thần Tề sẽ có người nói với người, giờ cứ nghỉ ngơi, thăm thú non xanh, nước biếc, phồn hoa của thiên triều mở mang con mắt.
Vượng cùng tùy tùng ăn chơi, tiệc hội mấy hôm, lúc sắp về, đại thần Vệ là Ngựa Trời gọi riêng Vượng vào phủ , kéo đến phòng riêng hỏi:
- Nước Vệ có bao nhiêu họ?
Vượng thưa:
- Nước Vệ cả thảy có gần trăm họ, những họ đông thì có Nguyễn, Lê, Trần, Hoàng, Phạm, Vũ ... ít thì có Dương, Bùi, Mạc ...
Ngựa Trời thở dài:
- Nhiều họ thế, bảo sao không quản được, muốn quản được dân chúng, phải gom bá tính thành một vài họ lớn mới dễ trị, cái này thiên tử đã dặn ngươi, có hiểu được ý không?
Vượng lắc đầu, Ngựa Trời vẫy lại gần nói:
- Chỉ cần gom bá tính lại, đổi thành vài họ, như họ Khiếp, họ Nhược, họ Cơ là xã tắc yên lành. Những kẻ làm quan thì lấy họ Cơ. Những kẻ trí sĩ, nhân tài có hiểu biết cho mang họ Nhược, còn dân đen lấy họ Khiếp. Những kẻ nào không mang họ ấy, tất là bọn chứa mầm mống phản loạn. Phân định được như thế, xác định rõ đối tượng, kẻ thù mới dễ trị.
Vượng về nước, đem lời Tề chỉ bảo y nguyên lại cho triều nhà Sản.
Mùa Thu năm Tân Mão, nhà Sản cho công sai đi rà soát, uy hiếp ngày đêm mọi nhà. Kẻ nào cứng đầu không chịu đổi họ, này bị triệu lên phủ, mai trát gọi đến chỗ làm, trăm đường điêu đứng.
Hàng ngày công sai nhà Sản đi lùng sục giữa các phố phường, thấy quán xá, vườn hoa nào đông người là xộc tới hỏi danh tính. Kẻ nào họ Khiếp, họ Nhược thì không sao, những kẻ mang họ khác đều bị bắt lên xe bát mã một đống về phủ trị tội.
Riêng họ Cơ là họ nhà quan, có dấu ấn riêng không bị xét hỏi. Họ này từ vua chúa nhà Sản đều dùng, như Cơ Nông Cường, Cơ Nguyễn Bạo, Cơ Nguyễn Kính, Cơ Nguyễn Vượng .....
Nước Vệ yên bình, ít họ thì yên, lắm họ thì loạn. Người Vệ không thích đa nguyên, đa họ là thế. Sau này nước Vệ có nhiều người thích dùng cả họ trên cho đầy đủ.
Họ Cơ Khiếp Nhược từ đó có trên đất Vệ.
Năm Tân Mão đời Vệ Kính Vương thứ nhất, triều nhà Sản thứ 66.
Tại kinh thành nước Vệ từ mùa Hạ đến đầu mùa Thu, dân chúng và trí sĩ nước Vệ tụ lại đến vài trăm người kéo nhau xuống đường phản đối nước Tề âm mưu xâm chiếm, thôn tính Vệ.
Tề Bá Vương nghe tin ấy, mới hội quần thần lại nói:
- Nay chư hầu phía Nam là Vệ có kẻ sinh lòng khác, không trị ngay để lâu ngày sợ biến.
Nói rồi thảo chỉ dụ, cho người ngay đêm đi gấp sang Vệ gọi người nhà Sản sang báo cáo tình hình.
Nhà Sản nhận chỉ dụ, văn võ bá quan cúi đầu lạy tạ thiên triều ban chỉ, thắp hương, đốt trầm làm lễ mở dụ. Mở chỉ dụ thấy nói rằng việc để cho dân chúng tự ý tụ tập, tuần hành là thất sách. Cần phải cho người tinh thông sang Tề gấp để học hỏi thêm bí quyết. Kỳ thực là nhận lệnh mới. Nhà Sản họp bàn, sau chọn Phó đại soái Nguyễn Vượng đi chầu phương Bắc. Lựa gấp được ngày lành, Vượng sang Tề chầu kiến.
Tề Bá Vương quở trách Vượng:
- Vệ còn muốn làm chư hầu hưởng uy của Đại Tề ta không, nghĩ nước Vệ trăm họ, truyền thống lâu đời. Thương cái ấy mà không muốn nhập vào làm một huyện. Để riêng một cõi mà trị có được cái danh, thế mà có việc cỏn con cũng không giữ gìn được an ninh, trật tự. Phải để Đại Tề bận trăm công, nghìn việc vẫn phải để tâm. Nếu không được thì để nhập vào châu Quảng cho rồi.
Vượng nghe biến sắc mặt, cúi đầu dập trước sân rồng, không dám ngẩng đầu lên nhìn mặt thiên tử. Tề Bá Vương thấy thế, biết là có lòng e sợ, mới nguôi dạ nói rằng:
- Thôi việc đã thế, về làm cho chắc chắn, đừng để tái diễn nữa.
Vượng rối rít hứa hẹn liên hồi. Tề Bá Vương mới gọi lại gần ân cần hỏi:
- Nước Vệ có trăm họ, việc thuyết phục bá tính đương nhiên là khó khăn, chỉ cần gom lại đổi thành vài ba họ lớn thì mới dễ dàng được.
Vượng vái dài tâu:
- Xin đại vương chỉ cho những kẻ mông muội được thấy ý sáng thiên triều soi tỏ.
Tề Bá Vương nói:
- Việc này đã làm rồi, không phải ngày một, ngày hai mà xong, muốn thông suốt hơn thì phải lập trạm liên lạc khẩn để còn nhận chỉ dụ, theo sát tình thế. Cụ thể thế nào đại thần Tề sẽ có người nói với người, giờ cứ nghỉ ngơi, thăm thú non xanh, nước biếc, phồn hoa của thiên triều mở mang con mắt.
Vượng cùng tùy tùng ăn chơi, tiệc hội mấy hôm, lúc sắp về, đại thần Vệ là Ngựa Trời gọi riêng Vượng vào phủ , kéo đến phòng riêng hỏi:
- Nước Vệ có bao nhiêu họ?
Vượng thưa:
- Nước Vệ cả thảy có gần trăm họ, những họ đông thì có Nguyễn, Lê, Trần, Hoàng, Phạm, Vũ ... ít thì có Dương, Bùi, Mạc ...
Ngựa Trời thở dài:
- Nhiều họ thế, bảo sao không quản được, muốn quản được dân chúng, phải gom bá tính thành một vài họ lớn mới dễ trị, cái này thiên tử đã dặn ngươi, có hiểu được ý không?
Vượng lắc đầu, Ngựa Trời vẫy lại gần nói:
- Chỉ cần gom bá tính lại, đổi thành vài họ, như họ Khiếp, họ Nhược, họ Cơ là xã tắc yên lành. Những kẻ làm quan thì lấy họ Cơ. Những kẻ trí sĩ, nhân tài có hiểu biết cho mang họ Nhược, còn dân đen lấy họ Khiếp. Những kẻ nào không mang họ ấy, tất là bọn chứa mầm mống phản loạn. Phân định được như thế, xác định rõ đối tượng, kẻ thù mới dễ trị.
Vượng về nước, đem lời Tề chỉ bảo y nguyên lại cho triều nhà Sản.
Mùa Thu năm Tân Mão, nhà Sản cho công sai đi rà soát, uy hiếp ngày đêm mọi nhà. Kẻ nào cứng đầu không chịu đổi họ, này bị triệu lên phủ, mai trát gọi đến chỗ làm, trăm đường điêu đứng.
Hàng ngày công sai nhà Sản đi lùng sục giữa các phố phường, thấy quán xá, vườn hoa nào đông người là xộc tới hỏi danh tính. Kẻ nào họ Khiếp, họ Nhược thì không sao, những kẻ mang họ khác đều bị bắt lên xe bát mã một đống về phủ trị tội.
Riêng họ Cơ là họ nhà quan, có dấu ấn riêng không bị xét hỏi. Họ này từ vua chúa nhà Sản đều dùng, như Cơ Nông Cường, Cơ Nguyễn Bạo, Cơ Nguyễn Kính, Cơ Nguyễn Vượng .....
Nước Vệ yên bình, ít họ thì yên, lắm họ thì loạn. Người Vệ không thích đa nguyên, đa họ là thế. Sau này nước Vệ có nhiều người thích dùng cả họ trên cho đầy đủ.
Họ Cơ Khiếp Nhược từ đó có trên đất Vệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét